Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài

Cập nhật: 01/08/2022

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài (Mẫu phiếu số 1 và mẫu phiếu số 2) cũng như điều kiện và chi phí.

Hiện nay, xu thế hội nhập toàn cầu nhiều người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống, học tập và định cư nhưng chưa từ bỏ quốc tịch Việt nam.

Trong thời gian sinh sống tại nước ngoài, người Việt Nam có thể làm Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam (hay còn gọi là giấy xác nhận không phạm tội, giấy xác nhận không có tiền án tiền sự) để phục vụ mục đích sử dụng như:

  • Xin việc tại nước sở tại

  • Xin visa đi nước thứ 3 nếu được yêu cầu,

  • Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại nước ngoài,

  • Xin cấp thẻ cư trú tại nước ngoài,

  • Xin nhập tịch,

  • Xin con nuôi,

  • …..

Vì vậy:

  • Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam đang ở nước ngoài gồm những bước gì?

  • Người Việt Nam tại nước ngoài có thể ủy quyền cho người thân tại Việt Nam xin lý lịch tư pháp tại Việt Nam không?

  • Phí làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài là bao nhiêu?

  • Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp Việt Nam cho công dân Việt Nam đang ở nước ngoài ở đâu?

Bài viết này của công ty tôi sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin cần thiết về việc làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam đang ở nước ngoài.

1. Mục đích xin lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài

Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài là giấy xác nhận cá nhân không phạm tội trong thời gian lưu trú ở Việt Nam.

Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài thường được yêu cầu nhằm phục vụ các mục đích:

  • Lý lịch tư pháp xin visa nước ngoài

  • Lý lịch tư pháp xin việc làm tại nước ngoài

  • Lý lịch tư pháp kết hôn có yếu tố nước ngoài

  • Lý lịch tư pháp nhận con nuôi

  • Lý lịch tư pháp xin nhập/thôi/trở lại quốc tịch Việt Nam

  • Lý lịch tư pháp xin cấp thẻ cư trú

2. Làm Lý lịch tư pháp cho Người Việt Nam đang ở nước ngoài ở đâu?

Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài sẽ nộp hồ sơ xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

Điều này được quy định rõ ràng tại Khoản Điều 44 và Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009.

3. Người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người thân tại Việt Nam xin lý lịch tư pháp Việt Nam không?

  • Có nếu người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn xin phiếu lý lịch tư pháp số 1, và

  • Không nếu người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn xin phiếu lý lịch tư pháp số 2, trừ khi Người Việt Nam tại nước ngoài chưa thành niên thì có thể nhờ bố/mẹ tại Việt Nam xin thay.

Theo quy định rõ ràng tại Điều 45 và 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

► Xem ngay: Lý lịch tư pháp số 1 và Lý lịch tư pháp số 2 khác nhau như thế nào?

Lưu ý:

  • Trong trường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp Việt Nam 1, cần phải có văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật.

  • Tuy nhiên, nếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

  • Người chưa thành niên có thể nhờ cha/mẹ làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mà không cần văn bản ủy quyền.

4. Làm Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam đang ở nước ngoài hết bao nhiêu tiền?

Mức phí làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng là mức phí làm Lý lịch tư pháp áp dụng chung cho tất cả các đối tượng. Mức phí này được quy định rõ tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC. Mức phí này là 200.000 đồng/lần/người, và

Lưu ý:

  • Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi sẽ nộp thêm 5.000 đồng/Phiếu.

  • Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu trong 01 lần hồ sơ mà đề nghị cấp 02 loại Phiếu (Phiếu lý lịch tư pháp số 01 và số 02) thì cũng thực hiện mức thu như trên.

  • Phí cấp Lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) là 100.000 đồng/lần/người

  • Các đối tượng sau sẽ được miễn phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

    • Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    • Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.

    • Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.

Ngoài ra, người Việt Nam ở nước ngoài xin Lý lịch tư pháp Việt Nam sẽ phải thanh toán phí chuyển phát hồ sơ từ nước ngoài về Việt Nam.

5. Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho Người Việt Nam ở nước ngoài

Dưới đây là thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cho người Việt Nam tại nước ngoài.

5.1 Thủ tục xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 cho người Việt Nam đang ở nước ngoài

Như đã đề cập ở trên, nếu là công dân Việt Nam đang ở nước ngoài và cần xin Phiếu lý lịch tư pháp số 1, bạn có thể nhờ người thân tại Việt Nam thực hiện thủ tục cho mình.

Khi đó, bạn và người thân tại Việt Nam cần thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Xin giấy ủy quyền làm Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị:

  • Hộ chiếu Việt Nam của bạn photo 2 bản

  • Hộ chiếu/CMND/CCCD Việt Nam của người được ủy quyền tại Việt Nam photo 2 bản

  • Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp (bạn nên nhờ luật sư soạn, có thể tham khảo mẫu bên dưới), lưu ý không ký tên luôn vào giấy ủy quyền này.

Sau đó, bạn mang toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đến văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại.

Bạn sẽ ký tên vào giấy ủy quyền để được cán bộ lãnh sự xác nhận chữ ký. Đồng thời, bạn cũng yêu cầu cán bộ lãnh sự chứng thức hộ chiếu/CMND/CCCD Việt Nam của bạn.

Sau đó, bạn gửi giấy ủy quyền này, cùng bản sao chứng thực hộ chiếu Việt Nam của mình về cho người được ủy quyền tại Việt Nam để mang giấy ủy quyền đi công chứng tại phòng công chứng và chuẩn bị hồ sơ xin lý lịch tư pháp.

Lưu ý: Nếu người được ủy quyền không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con của bạn, thì bạn không làm văn bản ủy quyền.

Bước 02: Nộp hồ sơ xin Lý lịch tư pháp Việt Nam

Người được ủy quyền tại Việt Nam sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu 04/2013/TT-LLTP;

  • Giấy ủy quyền bạn gửi về và đã được công chứng (nếu người được ủy quyền không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền);

  • Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại đại sứ quán);

  • Bản sao y công chứng sổ hộ khẩu của bạn hoặc giấy tờ chứng minh nơi bạn cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp bạn không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình) (không cần nộp từ ngày 01/07/2021);

  • Bản sao y công chứng giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người được ủy quyền với bạn (nếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con), và

  • Bản sao y công chứng giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền tại Việt Nam (là giấy tờ được đề cập trong Giấy ủy quyền).

Người được ủy quyền sau đó sẽ nộp hồ sơ này lên Sở Tư pháp nơi bạn cư trú trước khi xuất cảnh.

Bước 3: Thời gian nhận kết quả

Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài thường là 10 – 15 ngày làm việc.

Phiếu lý lịch tư pháp này nên được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có thể sử dụng cho các mục đích chính thức tại nước ngoài.

5.2 Thủ tục xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 cho người Việt Nam đang ở nước ngoài

Dưới đây là quy trình hương dẫn dành cho 2 đối tượng:

  • Trẻ chưa thành niên (dưới 18 tuổi) đang ở nước ngoài; và

  • Người trên 18 tuổi đang ở nước ngoài.

► Đối với trẻ chưa thành niên

Như đã đề cập ở trên, chỉ những người chưa thành niên mới có thể nhờ cha/mẹ tại Việt Nam xin Phiếu Lý lịch tư pháp số 2. Nếu bạn thuộc đối tượng này, hãy thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Chứng thực hộ chiếu Việt Nam

Bạn mang 02 bản photo hộ chiếu Việt Nam tới Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại để được chứng thực và gửi về Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin Lý lịch tư pháp số 2 tại Việt Nam

Cha/mẹ của người được cấp Lý lịch tư pháp số 2 cần chuẩn bị:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu 04/2013/TT-LLTP;

  • Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại đại sứ quán;

  • Bản sao y công chứng sổ hộ khẩu của gia đình trong đó có tên cha/mẹ và bạn (không cần nộp kể từ ngày 01/07/2021);

  • Bản sao y giấy khai sinh của bạn;

Cha/mẹ bạn sẽ nộp hồ sơ lên Sở tư pháp để xin cấp Lý lịch tư pháp số 2 cho bạn.

Bước 3: Thời gian nhận kết quả

Thời gian xử lý thông thường là 10 – 15 ngày làm việc.

► Đối với người trên 18 tuổi

Người Việt Nam đã đủ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 theo quy trình dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị xin Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp Mẫu số 03/2013/TT-LLTP 

  • Bản sao y hộ chiếu

  • Bản sao y sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú (không cần nộp kể từ ngày 01/07/2021)

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Bạn nộp hồ sơ lên Sở Tư pháp nơi bạn cư trú trước khi xuất cảnh bằng đường bưu điện.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường là 10 – 15 ngày làm việc cộng thời gian chuyển phát tới địa chỉ của bạn ở nước ngoài.

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp này nên được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có thể sử dụng cho các mục đích chính thức tại nước ngoài trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

Công ty tôi vừa hướng dẫn cho bạn trọn bộ hồ sơ và thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Hy vọng, với những hướng dẫn này việc xin Lý lịch tư pháp Việt Nam khi bạn đang ở nước ngoài sẽ không còn khó khăn nữa.

 

HỖ TRỢ TƯ VẤN
0972997338

 

 BẠN ĐANG CẦN HỖ TRỢ TƯ VẤN NHANH - HÃY GỌI NGAY 0972 997 338 

Văn Phòng Hà Nội
Tòa Nhà CT3 Yên Hòa Parkview, Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy
Hotline: 0972997338
Email: [email protected]
 
Văn Phòng Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Đề Thám, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1
Hotline: 0984799863
Email: [email protected]
 
 

0972997338